Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Kiến thức chung để đánh bóng Inox

Xử lý bề mặt kim loại là 1 khái niệm bao hàm nhiều hoạt động khác nhau: Tẩy rỉ sét, mài phẳng mối hàn, mài thô, mài tinh, hoàn thiện và đánh bóng..
Tùy vào loại công việc, số lượng và chất lượng yêu cầu yêu cầu trong xử lý bề mặt, người ta có thể sử dụng nhiều loại công cụ và phụ kiện mài/đánh bóng khác nhau.
Trong khuôn khổ của bài viết này, người viết chỉ đề cập đến việc mài/đánh bóng các chi tiết ở qui mô sản xuất nhỏ các chi tiết có hình dạng đa dạng hay thi công tại chỗ cho các công trình nội thất.
Để việc lựa chọn thiết bị và phụ kiện mài/đánh bóng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với chất lượng phù hợp yêu cầu cho từng ứng dụng hay đối tượng khách hàng, người tư vấn cần hiểu rõ về các khái niệm sau:



Các khái niệm cơ bản
      1. Các quá trình xử lý bề mặt (mài hay đánh bóng),
      2. Các loại bề mặt mài, đánh bóng ( yêu cầu xử lý bề mặt)
      3. Các dạng hạt mài dùng trong xử lý mài hay đánh bóng
      4. Các loại máy mài, đánh bóng

Lựa chọn dụng cụ và phụ kiện mài, đánh bóng
      1. Lựa chọn máy đánh bóng inox
      2. Chọn phụ kiện mài, đánh bóng
      3. Qui trình đánh bóng và chế độ gia công

I - Các khái niệm cơ bản


1. Các thuật ngữ thường sử dụng trong quá trình xử lý bề mặt mài hay đánh bóng


Để hiểu và vận dụng hợp lý các công cụ và phụ kiện mài, đánh bóng thì người dùng cũng như người tư vấn cần lưu ý đến điểm khác biệt của các quá trình xử lý bề mặt khác nhau.
"Mài - grinding" và "Đánh bóng-polishing" là một hình thức gia công, liên quan đến việc loại bỏ một lớp kim loại từ bề mặt bằng hoạt động cắt . Điều này liên quan đến việc sử dụng các hạt mài cứng kết dính với nhau hoặc kết dính với vật mang (giấy, vải, sợi ny lông tổng hợp…)

Chất lượng bề mặt tạo ra phụ thuộc  vào một số yếu tố, bao gồm grit size (độ mịn) của hạt mài được sử dụng.

Thuật ngữ "Mài - grinding" sẽ được sử dụng để mô tả việc loại bỏ các vật liệu hàn dư và lớp oxit bề mặt.

Thuật ngữ "Đánh bóng-polishing" sẽ được sử dụng để mô tả hoạt động loại bỏ lớp bề mặt để hoàn thiện  bề mặt vật chất

Cỡ hạt mài mịn hơn thì bề mặt được xử lý sẽ mịn hơn.

Các kết quả mài hay đánh bóng cuối cùng phụ thuộc vào việc sử dụng các cấp độ hàt mài khác nhau, và loại thiết bị mài hay đánh bóng được sử dụng (vận tốc mài/đánh bóng..)
Thuật ngữ “chải” hay “Brushing: Quá trình xử lý sử dụng vật liệu mịn hơn so với mài và đánh bóng

Vật liệu được cấu trúc lại bề mặt chứ không bị loại bỏ `

Thuật ngữ “đánh bóng – Buffing” được hiểu là quá trình làm cho bề mặt mịn, sáng bóng với sự hỗ trợ của lơ, sáp và vật liệu đánh bóng mềm như bông mà không loại bỏ vật liệu bề mặt

2. Các dạng hoàn thiện & đánh bóng


#3 Finish – Cũng được gọi là mài, gia công thô hoặc mài thô

Là bước xử lý thô trước khi thực hiện các công đoạn khác, ví dụ loại bỏ mối hàn, các ba vớ hay các phần dư vật liệu của chi tiết đúc. Thường dùng với đai nhám có hạt mài cỡ 36-100
Với bề mặt hoàn thiện #3, bề mặt vật liệu có độ nhám khoảng 60 - 80 grit.



#4 Architectural Finish – Bề mặt hoàn thiện số 4 – cho kiến trúc- bề mặt được tạo sọc thô có định hướng

Dùng đai nhám hay đá trụ nhám khoảng với cỡ hạt khoảng 120 - 180

#4 Dairy or Sanitary Finish – Bề mặt hoàn thiện số 4 cho máy ngành thực phẩm

Dạng này chủ yếu đáp ứng yêu cầu ngành dược và thực phẩm. Lưu ý tránh tạo vết xước vi khuẩn có thể khu trú.
Dùng đai nhám vòng cỡ hạt 180 - 240 hay đá nhám trụ cỡ 120 - 240 grit với bột làm bóng không có thành phần dầu mỡ, hay đai mài hay đĩa mài sợi tổng hợp



#6 Finish  or Fine Satin Finish – Bề mặt hoàn thiện số 6 hay đánh sọc mờ nhuyễn


Dùng đai nhám vòng cỡ hạt 220 - 280 grit hay đá nhám trụ cỡ hạt  220 – 230 hay đai mài sợi tổng hợp mịn. Các đường sọc mịn hơn ít bóng hơn #4 Architectural Finish.


#7 Finish – Bề mặt hoàn thiện số 7

Dùng  đai nhám vòng cỡ hạt 280 – 320 hay nhám sợi sisal cùng lơ đánh bóng. Đây là dạng semi-bright finish vẫn có những sọc bóng nhưng hơi mờ . Thép Carbon và gang thường được đánh bóng tới  #7 finish trước khi mạ chrom.


#8 Finish – Bề mặt hoàn thiện số 8 hay bóng gương


Dùng tối thiểu đai nhám cỡ 320 cho đến 400-600-1200 hay 2000t hay đá nhám cùng độ hạt. Dùng sợi sisal kết hợp với lơ đánh bóng. Chất lượng hoàn thiện phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu đánh bóng. Một số thép hợp kim hay nhôm hợp kim không thể đánh bóng gương. Một số vật đúc có dính xỉ hay bị rỗ cũng khó có thể đánh bóng gương

3. Các dạng hạt mài

Hạt mài  là những nguyên liệu được sử dụng trong các hoạt động như mài, đánh bóng, mài nghiền, mài giũa, phun áp lực hoặc các quá trình tương tự khác. Các hạt mài có kích thước khác nhau tùy thuộc vào lượng vật chất cần phải được loại bỏ.


Vật liệu được sử dụng để mài mòn thường được đặc trưng bởi độ cứng cao, trung bình đến độ dẻo  cao.


Hạt mài làm việc như thế nào
?

Mỗi hạt mài mòn cứng hoạt động như một điểm cắt duy nhất. Với hàng trăm hay hàng ngàn hạt mài có sẵn trong một diện tích nhỏ, hiệu quả mài nó mang lại rất đáng kể.

Hạt mài thô được sử dụng khối lượng của vật liệu cần phải được loại bỏ nhiều, chẳng hạn như đánh bóng thô, loại bỏ vết trầy  lớn hoặc các hoạt động đòi hỏi  thay đổi hình dạng hay kích thước vật liệu . Hạt mài mịn thường được sử dụng sau khi cấp mài thô để hoàn thiện bề mặt Vật liệu sử dụng cho Abrasives


Một số vật liệu được sử dụng làm hạt mài bao gồm:

      - Silicon carbide, thường được sử dụng cho kim loại màu

      - Nhôm oxit và nhôm là loại hạt mài được sử dụng rộng rãi nhất, thường được sử dụng cho các hợp kim loại màu, vật liệu thép cường độ cao và gỗ.

      - Diamond, được dùng thường xuyên nhất trong mài gốm hay đánh bóng công đoạn cuối do độ cứng cao và chi phí hợp lý

      - Cubic boron nitride (CBN)
      - Garnet, thường được sử dụng cho gia công gỗ.

      - Zirconia / hợp kim nhôm, phù hợp với thép carbon và thép không gỉ và mài mối hàn


Cỡ hạt mài


Bảng dưới đây là một hướng về độ thô/mịn và các kích cỡ hạt mài khác nhau


Cỡ hạt mài Độ thô nhám tương ứng
8-24 Thô
30-60 Vừa
70-180 Mịn
220-1200 Rất mịn


Các loại vật liệu mài, đánh bóng


Vật liệu mài dạng hạt mài dạng kết khối

Hạt mài được trộn với chất kết dính và tạo hình thành nhiều hình dạng khác nhau bằng cách nén áp lực. Sau đó nó được nung ở nhiệt độ cao để tạo ra liên kết các vật liệu tạo thành một khối mài dạng chất nền thủy tinh, do đó nó được đặt tên là đá mài dạng kết khối. Hình dạng thông thường của loại này bao gồm dạng bánh, dạng hình trụ, dạng khối và dạng hình nón.


Hạt mài dạng phủ (giấy nhám)

Hạt mài dạng phủ được tạo thành nhờ việc phủ hạt mà trên các loại vật liệu nền như giấy, vải, sợi hay màng . Liên kết được hình thành nhờ chất dẻo hay chất keo, hoặc kết hợp của cả hai. Ví dụ như dây đai mài, giất nhám, đĩa nhám xếp.







Hạt mài được kết hợp với sợi tổng hợp

Mạng sợi 3-chiều kết hợp theo dạng ngẫu nhiên của vật liệu nylon dệt với cấu trúc mở được phủ với hạt mài. Ứng dụng rất đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau như miếng đệm, đá nhám trụ và đá chải



Hạt mài kết khối kim loại

Một số loại hạt mài, đáng chú ý nhất là kim cương được kết hợp với nhau trong một chất nền kim loại để hình thành dụng cụ mài chính xác. Nó có thể có dạng đá cắt, dụng cụ cắt lỗ để cắt gạch, thủy tinh hay gốm sứ. Với loại vật liệu này, chất nền kim loại được thiết kế sao cho các hạt mài được lộ ra từ từ trong quá trình gia công truyền thông mài mòn, mặc dù "


Bột hay lơ đánh bóng

Đôi khi được gọi là bột vỗ hoặc bột đánh bóng. Thông thường, một loại vật liệu cỡ hạt rất mịn được sử dụng để đánh bóng tinh và các bước đánh bóng hoàn thiện.  Nó có thể được cung cấp ở dạng bột khô hoặc dạng vữa.





II - Lựa chọn dụng cụ và phụ kiện mài, đánh bóng

1. Lựa chọn máy đánh bóng inox

Việc lựa chọn một loại máy đánh bóng có thể sử dụng cho tất cả các hình dạng và vật liệu khác nhau gần như là điều không tưởng. Tuy nhiên nhiều loại máy có khả năng tùy biến rất cao khi kết hợp với một số phụ kiện khác nhau để đáp ứng được nhu cầu đánh bóng đa dạng như đánh bóng hay đánh sọc mặt phẳng, đánh bóng và đánh sọc ống… Chất lượng các loại máy đánh bóng inox cũng rất khác nhau, từ máy rẻ tiền có xuất xứ từ Trung Quốc, máy chất lượng trung bình từ Đài loan, hay máy cao cấp từ Đức, Mỹ,...

Để lựa chọn được loại máy đánh bóng phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình, khách hàng cần tự trả lời được các câu hỏi sau:
       1.1 Khách hàng mua để làm dịch vụ đánh bóng inox, sản xuất các sản phẩm bằng inox, hay dùng để làm dụng cụ gia đình (thỉnh thoảng sửa sang làm mới 1 vài vật dụng)
      1.2 Nếu khách hàng sản xuất sản phẩm inox thì sản phẩm đó phục vụ cho thị trường nào: Cao cấp hay bình dân? Câu hỏi tương tự cho khách hàng làm dịch vụ đánh bóng inox
      1.3 Số lượng hay sản lượng chi tiết cần mài hay đánh bóng, tần suất sử dụng máy đánh bóng trong 1 ngày?
      1.4 Hình dạng của chi tiết cần xử lý mài hay đánh bóng
      1.5 Vị trí cần đánh bóng: mặt phẳng; ống; mặt trong hay ngoài, góc kẹt, mối hàn…

Hầu hết các dòng máy đánh bóng inox từ Trung quốc có thể đáp ứng được nhu cầu đánh bóng inox của đa số các sản phẩm cho thị trường bình dân. Ngoài ra, nếu tần suất sử dụng máy thấp, (như thị trường dụng cụ gia đình) hay các xưởng cơ khí nhỏ lẻ, gia công số lượng ít và yêu cầu chất lượng không quá khắt khe thì việc sử dụng dụng cụ và phụ kiện đánh bóng inox của Trung quốc là tương đối phù hợp về lợi ích kinh tế.


Tuy nhiên với thị trường nội thất và các sản phẩm inox cao cấp, hay ở các xưởng gia công lớn có tần suất sử dụng máy cao thì cần cân nhắc lựa chọn các dòng máy và phụ kiện đánh bóng inox từ châu Âu hay Mỹ, bởi tính tin cậy và ổn định của máy, cũng như chế độ gia công mài hay đánh bóng phù hợp, phụ kiện chất lượng cao sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, ổn định.


Để có có sản phẩm có chất lượng mong muốn thì ngoài việc lựa chọn máy, khách hàng cũng cần chú trọng đến việc lựa chọn phụ kiện đánh bóng, qui trình đánh bóng và chế độ gia công (các bước mài, đánh bóng, tốc độ đánh bóng).






2. Chọn phụ kiện mài, đánh bóng:


- Vật liệu cần mài hay đánh  bóng: Là vật liệu gì, tình trạng thế nào (rỉ sét hay thô, mờ, bóng...)
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm: chi tiết gia công chỉ cần được mài nhẵn mối hàn, hay làm sạch bề mặt để mạ? Chi tiết gia công cần được mài sọc (đánh sọc, hay đánh hairline)? Chi tiết cần được mài mịn hay đánh bóng gương? Yêu cầu về độ nhám, độ bóng bề mặt?...



3. Qui trình đánh bóng và chế độ gia công


Việc  lựa chọn qui trình đánh bóng phù hợp sẽ phụ thuộc vào các yêu tố sau:
      3.1 Loại vật liệu và tình trạng của vật liệu cần đánh bóng: Vật liệu có vết trầy sâu? Có bị rỉ sét? Hay bề mặt đã nhẵn mịn, sáng bóng chỉ có vết trầy nhẹ trong quá trình gia công…
      3.2. Yêu cầu mài, đánh bóng: Vật liệu mẫu? Độ sọc? Độ bóng?
Dựa vào các thông tin này, 1 qui trình mài/đánh bóng với phụ kiện mài/ đánh bóng phù hợp và kinh tế nhất sẽ được lựa chọn để khách hàng có được sản phẩm mong muốn với lợi ích kinh tế cao nhất
Vui lòng liên hệ với phòng kỹ thuật của công ty Mai Thủy cho tất cả các nhu cầu xử lý bề mặt và đánh bóng của bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được giải pháp kinh tế nhất cho nhu cầu của mình.
Qui trình đánh bóng tham khảo